Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Khi đại dịch Covid kết thúc, Bắc Kinh mong muốn nền kinh tế của họ sẵn sàng cho cuộc tăng trưởng một cách đột biến. Sau 3 năm áp dụng các biện pháp ngăn chặn về di chuyển, xét nghiệm và đóng cửa nhiều công ty sản xuất để ngăn ngừa Covid.


Bắc Kinh bất ngờ quyết định từ bỏ chính sách “không còn Covid”. Vốn dĩ đã làm ngăn cản các hoạt động sản xuất, làm gián đoạn chuỗi cung ứng tạo nên suy thoái kinh tế. Sau những tuần thay đổi chính sách, giá dầu, đồng và nhiều mặt hàng khác của Trung Quốc đã tăng cao. Lúc bấy giờ đương kim Thủ tướng Lý Khắc Cường đã công bố mục tiêu tăng trưởng GDP lên đến 5%.

Nhận định bạn đầu thay đổi chính sách của Bắc Kinh có hiệu quả do bởi nhu cầu bị dồn nén về du lịch nội địa, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ bán lẻ đã góp phần cho sự phục hồi. Riêng ngành xuất khẩu đã tăng trưởng trong vài tháng đầu, kể cả địa ốc. Nhưng đến cuối quý 2 tất cả các dịch vụ trên đều giảm. Các nhà đầu tư nước ngoài thận trọng hơn và chính quyền địa phương thiếu ngân sách nên không thể bắt kịp đà tăng trưởng lúc ban đầu.

Sự đảo ngược nầy đã cho chúng ta thấy một cách rõ ràng quý đầu tiên của năm 2020, thời điểm khởi đầu Covid, không thể trở lại như 2015, khi nhà nước mở rộng quyền kiểm soát. Kể từ đó tiền gửi trong ngân hàng tăng lên. Trong khi đó mức tiêu thụ tư nhân giảm 1/3 so với 2015. Và tiếp tục giảm mạnh khi tuyên bố đại dịch Covid đã hết. Các thị trường tài chánh và có thể kể cả chính quyền Bắc Kinh đã lơ là trong mức độ nghiêm trọng trong điểm yếu nầy. Trong suốt quá trình ba năm thực hiện các biện pháp phong tỏa không Covid-19 vô cùng tốn kém, nhưng vẫn không thể hoặc chưa thể phục hồi.

Định lý trên đã trở thành hiển nhiên, khi chế độc độc tài do ông Tập Cận Bình cai quản đưa ra chính sách cực đoan trong vấn đề đầu tư và mở cửa. Bài học trên họ Tập đã sao y chính bản từ lãnh đạo tiền nhiệm Mao Trạch Đông. Cho nên, đứng trước sự bất ổn về giá cả và sợ hãi vào thể chế chính trị các tư nhân và doanh nghiệp nhỏ thích giữ tiền mặt nhiều hơn đầu tư hoặc bỏ vào ngân hàng. Kết quả đương nhiên tăng trưởng liên tục bị giảm sút.

Chạy ngược thời gian Đặng Tiểu Bình bắt đầu “cải cách và mở cửa” nền kinh tế Trung Quốc vào cuối những năm 1970, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc chống lại sự can thiệp của chính quyền vào khu vực tư nhân. Nhưng dưới thời Tập, và đặc biệt kể từ khi đại dịch bắt đầu, đảng Cộng sản Trung Quốc trở lại con đường độc tài. Theo quan niệm của lãnh đạo Trung Quốc Vi-rút Covid 19 không phải là nguyên nhân gây nên nền kinh tế Trung Quốc bị suy thoái, mà do sự cấm vận của Hoa Kỳ bắt đầu từ thời kỳ Tổng thống Trump và nay liên tiếp dưới thời Joe Biden.

Phi Chính Trị.

Trước Covid-19, đa số các doanh nghiệp tư nhân nhỏ dựa vào thỏa thuận ngầm của Đảng CSTQ đưa ra không chịu ảnh hưởng hay dựa vào chính trị phe nhóm nên không có vấn đề. Khẩu hiệu “không chính trị, không vấn đề” được áp dụng từ đầu những năm 1980. Tuy nhiên, CSTQ có toàn quyền kiểm soát tài sản, miễn là người dân đứng ngoài chính trị và đảng sẽ đứng ngoài đời sống kinh tế. Chính sách nầy được áp dụng trong nhiều chế độ chuyên quyền và đã có hiệu quả trong 4 thập niên qua đối với Trung Quốc.

Kể từ khi Tập Cận Bình cầm quyền vào năm 2013, ông bắt đầu thanh trừng thành phần chống đối qua hình thức bài trừ tham nhũng. Trong quá trình đó họ Tập đã đánh bại đối thủ nặng ký của mình là ông Bạc Lai Hy cựu Ủy viên Bộ chính trị. Trên bình diện chính trị và xã hội ông Tập được quần chúng tung hô. Vì suy ra bất cứ người dân nào cũng ủng hộ việc thanh trừng tham nhũng. Nhất là thành phần tham nhũng phần đông là đảng viên. Vài năm sau đó, họ Tập đã tiến thêm một bước khác với mục đích răn đe thành phần chống đối, qua hành động buộc Jack Ma phải trì hoãn bán cổ phiếu ra công chúng và không cho ông ta xuất hiện trước công chúng. Đây là công ty công nghệ mang tên là Ant Group của Jack Ma. Bởi vì trước đây ông đã lên tiếng chỉ trích công khai việc chính quyền quản lý. Động thái trên của đảng CSTQ đã làm cho các nhà đầu tư Tây phương phản ứng với sự lo ngại và có một số đã rút ra khỏi Trung Quốc.

Điều oái ăm hơn nữa, đảng CSTQ đã lợi dụng đại dịch Covid 19 tạo thêm quyền lực hữu hình đối với các hoạt động thương mại. Như trường hợp chỉ cần cảnh báo trước vài giờ toàn bộ khu phố hoặc thành phố có thể đóng cửa vô thời hạn. Dĩ nhiên cơ sở tư nhân sẽ bị ảnh hưởng dây chuyền và cơ hội mở cửa sau nầy sẽ rất khó khăn. Riêng những nhà kinh tế lớn đều rơi vào tình trạng bị đóng cửa theo tùy hứng của viên chức nhà nước. Kể cả những nhà máy sản xuất thuốc vẫn rơi vào tình trạng bị đóng cửa trong lúc nạn dịch đang lớn dần. Một tháng trước khi tuyên bố kết thúc tình trạng Covid, các quan chức cao cấp của đảng kỳ vọng rằng đại dịch sẽ từ từ chấm dứt và chính quyền sẽ thông báo cho người dân biết được khi nào họ có thể kinh doanh trở lại. Sự thay đổi đột ngột nầy đã tạo ra cảm giác của người dân cho rằng việc kinh doanh của họ là do nhà nước định đoạt.

Dĩ nhiên chúng ta không thể phủ nhận được có rất nhiều yếu tố để tác động nền kinh tế Trung Quốc được xếp hạng nhất, nhì trên thế giới trong hơn thập kỷ qua. Sự thất bại trong kinh doanh và các khoản nợ quá hạn do bong bóng bất động sản gây nên vào năm 2021 tạo thành lực cản để tăng trưởng phần lớn do sự hạn chế tài trợ từ chính quyền. Động cơ thứ hai quan trọng hơn nữa do các hạn chế thương mại và công nghệ từ Mỹ đối với Trung Quốc đã gây nên nhiều thiệt hại, trong đó có một phần phát sinh từ phản ứng trả đũa của Trung Quốc. Ngay trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ông Tập đã bắt đầu nâng cao vai trò của các doanh nghiệp nhà nước và tăng cường sự giám sát của đảng đối với nền kinh tế. Nhưng đảng cũng đã theo đuổi một số chính sách hỗ trợ tăng trưởng, bao gồm các gói cứu trợ, đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và nguồn tín dụng dễ dàng. Tuy nhiên, phản ứng của Covid đã nói rõ rằng ĐCSTQ là người ra quyết định cuối cùng về khả năng kiếm sống hoặc tiếp cận tài sản của người dân – và nó sẽ đưa ra quyết định theo cách dường như độc đoán khi các ưu tiên của ban lãnh đạo đảng thay đổi.

Ngày nay Trung Quốc đang bị bao trùm bởi nỗi sợ hãi trong quần chúng ngày càng lan rộng chưa từng thấy dưới thời Tập Cận Bình. Vì dụ, trong những tháng gần đây Bank of America, Economist Intelligence Unit và Goldman Sachs đều điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc vào năm 2023 ít nhất 0,4 %. Nhưng vì nhiều lý do chính trị nên các dự báo của các nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng chương trình kích thích của Bắc Kinh sẽ có hiệu quả và triển vọng cất cánh trong năm tới sẽ nhiều hơn dự đoán. Dự đoán trên được các phân tích gia kinh tế Tây phương đánh giá đó là dự báo ảo, đồng nghĩa với mị dân.

Trong thực tế khu vực tư nhân của Trung Quốc sẽ tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Cùng lúc ấy người dân hạn chế mua sắm hay ít tiêu dùng. Tuy nhiên, một lần nữa đảng CSTQ lại tiếp tục mỵ dân cho rằng kinh tế Trung Quốc tùy thuộc vào doanh nghiệp nhà nước nhiều hơn tư nhân. Ngay cả trước đại dịch, áp lực của chính phủ đã khiến các ngân hàng và quỹ đầu tư ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước, trong khi đầu tư vào khu vực tư nhân đang rút lui. Nghiên cứu của nhà kinh tế học Nicholas Lardy đã phát hiện ra rằng tỷ trọng đầu tư hàng năm đổ vào các công ty thuộc khu vực tư nhân của Trung Quốc đạt đỉnh điểm vào năm 2015 và tỷ trọng thuộc sở hữu nhà nước đã tăng lên rõ rệt kể từ đó, qua từng năm. Các nhà đầu tư tư nhân và doanh nghiệp nhỏ sẽ dè dặt hơn, họ sẽ không vay ngân hàng số tiền lớn. Thứ 2, bất kỳ chương trình cắt giảm thuế hoặc kích thích nào nhắm vào khu vực tư nhân sẽ mang lại ít tác động so với đầu tư vào khu vực nhà nước. Cộng thêm sự thúc đẩy không ngừng của Tập Cận Bình chú trọng vào công nghệ tiên tiến, vốn đã bị thế giới Tây phương chế tài. Nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục theo đuổi con đường bất chính. Từ đó chúng ta tin rằng phép màu của nền kinh tế Trung Quốc đã đến hồi kết thúc./
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)
    Bài học nào cho Bắc Kinh & Đài Loan về cuộc chiến tại Ukraine? (11-07-2022)
    Việt Nam-Điểm Lý Tưởng Cho Hoạt Động Đầu Tư và Kinh Doanh (15-06-2022)
    Putin trong vũng lầy Ukraine (07-04-2022)
    Vết giày xâm lược của Vladimir Putin (05-03-2022)
    Những giới hạn trong tiến trình hình thành vũ khí hạt nhân của Iran (02-02-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152737206.